Nhìn lại năm 2011 với LGBT trên toàn thế giới

*LGBT: Lesbian, Gay, Bisexual và Transgender: Người đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và chuyển giới.
 

Những điểm sáng:

  •  Hơn 70 quốc gia tham gia vào Ngày Thế giới Chống Kì thị Người Đồng tính 2011. (vào ngày 17/5, gọi tắt là IDAHO) 
  • Ủy ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết xem sự phân biệt dựa trên bản dạng giới và xu hướng tính dục cũng là sự vi phạm nhân quyền. (16/6)
  • Hôn nhân đồng giới nhận được sự đồng tình từ Đảng Lao Động Úc, Tòa án Tối cao Bazil. Bang New York, Hoa Kì chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. (24/6)
  • Sự bãi bỏ đạo luật "Không hỏi - Đừng nói" (Don't Ask, Don't Tell) của quân đội Mỹ. (20/9)
  • Argentina thông qua luật bình đẳng giới cho người chuyển giới tính. (16/11)
  • Phi hình sự hóa đồng tính (không còn quy định đồng tính là tội phạm) tại các quốc gia và vùng lãnh thổ: Đảo quốc Seychelles, Sao Tomé Principe, Nauru và Bắc Cyprus.
  • Nam Phi thành công trong việc vận động Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc bỏ phiếu ủng hộ quyền dành cho LGBT.
  • Thông qua đạo luật chống kì thị ở Colombia, trong đó tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ quyền cho người LBGT.




Những mảng tối:
  • Uganda vẫn cố gắng theo đuổi để cho ra đời dự luật với hình phạt tử hình cho "những vi phạm nhất định" đối với người đồng tính sau khi bị cộng đồng thế giới phản đối dữ dội.
  • Chính trị gia tại Ghana tiến hành chiến dịch ‘loại bỏ’ những người LGBT ra khỏi xã hội.
  • Đồng tính nữ lần đầu tiên trở thành tội phạm hình sự tại Malawi.
  • Thổ Nhĩ Kỳ ra lệnh cấm một cuộc diễu hành của người đồng tính, trong khi đó, Malaysia cấm một lễ hội hàng năm về quyền tình dục.
  • Cameroon cố gắng nâng mức hình phạt tù tối đa đối với người đồng tính từ năm năm lên 15 năm.
  • St. Petersburg và Moscow, Nga, ban hành lệnh cấm việc "tuyên truyền" đồng tính. Mọi hành vi công khai lên tiếng, bàn luận về đồng tính đều được xem là hành vi phạm pháp.


Những cột mốc:
  • Ở Ba Lan, Anna Grodzka, trở thành đại biểu Quốc hội đầu tiên công khai là người chuyển giới của châu Âu.
  • Ở Úc, Tony Briffa, trở thành Thị trưởng đầu tiên trên thế giới công khai là người liên giới tính.


Comments

  1. Lần đầu tiên trong đời nghĩ mình cần phải thật sự đấu tranh về một việc nào đó. Cảm ơn anh rất nhiều!

    ReplyDelete

Post a Comment

Ai cũng có thể comment, dùng tài khoản Wordpress, Typepad, AIM... hay thậm chí chỉ cần để lại Name/URL của bạn. Nếu không thì comment ẩn danh (Anonymous) cũng được chào đón! ツ

Để nhận được thư báo khi có comment phản hồi, hãy nhấn Subscribe by email ở dưới khung comment. Để dừng việc hồi báo này, nhấn Unsubscribe ở cùng vị trí.