Tự hào Đồng tính của thế kỷ 21
Ngày
nay Gay Pride xuất hiện ở hàng trăm thành phố khác nhau (hơn 200 thành
phố, theo thống kê trong tháng 6/2013). Có bản chất ban đầu là một cuộc
biểu tình, biểu dương lực lượng vì quyền tự do và chống trả sự đàn áp
của chính quyền, đến nay Gay Pride đã thay đổi cơ bản ý nghĩa chính trị của nó. Chỉ một số nơi mà đồng tính vẫn bị xem là tội phạm hoặc tệ nạn, Gay Pride mới còn mang ý nghĩa phản kháng ban đầu.
Đa phần Gay Pride ngày nay mang tính lễ hội văn hóa. Tại Thụy Điển, “Stockholm Gay Pride” đã bỏ đi chữ “gay” mà chỉ còn là “Stockholm Pride.” Nhiều nơi khác, Pride cũng trở thành sự kiện chung của cả đất nước, thành phố, có sự tham gia của cả chính quyền và các tổ chức khác nhằm thúc đẩy du lịch, văn hóa, kinh tế. Các nước kế nhau còn thỏa thuận các Pride Week liên tiếp nhau, để du khách có thể làm một “Pride Tour” suốt mùa hè. Pride thường kéo dài trong một tuần có thời tiết đẹp nhất mùa hè, với hàng loạt sự kiện bên lề, và đỉnh sự kiện là Pride Parade (Diễu hành Tự hào). Năm 2013, Sao Paulo Gay Pride tại Brazil trở thành Pride lớn nhất với 3 triệu người cùng diễu hành.
Đa phần Gay Pride ngày nay mang tính lễ hội văn hóa. Tại Thụy Điển, “Stockholm Gay Pride” đã bỏ đi chữ “gay” mà chỉ còn là “Stockholm Pride.” Nhiều nơi khác, Pride cũng trở thành sự kiện chung của cả đất nước, thành phố, có sự tham gia của cả chính quyền và các tổ chức khác nhằm thúc đẩy du lịch, văn hóa, kinh tế. Các nước kế nhau còn thỏa thuận các Pride Week liên tiếp nhau, để du khách có thể làm một “Pride Tour” suốt mùa hè. Pride thường kéo dài trong một tuần có thời tiết đẹp nhất mùa hè, với hàng loạt sự kiện bên lề, và đỉnh sự kiện là Pride Parade (Diễu hành Tự hào). Năm 2013, Sao Paulo Gay Pride tại Brazil trở thành Pride lớn nhất với 3 triệu người cùng diễu hành.
Đối với phong trào quyền GLTB phương Tây, việc xuất hiện Pride ở một quốc gia giống như một cột mốc chứng tỏ phong trào quyền GLBT ở nước đó đã bước tới giai đoạn trưởng thành; “đã có Pride” trở thành một lời khen tặng cho nơi nào tổ chức được Pride. Đặc biệt tại những nơi mà chính quyền hoặc người dân không thân thiện với GLBT, việc tổ chức Pride càng được đánh giá cao. Tại Việt Nam, Viet Pride 2012 được tổ chức vào ngày 3-5/8/2012 với khoảng 200 người tuần hành trên xe đạp tại Hà Nội.
Pride với mô hình châu Á
Các nước châu Á đã tổ chức sự kiện theo mô hình Pride gồm có: Philippines, Ấn Độ, Israel, Nhật Bản, Đài Loan. Một số nước tổ chức sự kiện ở quy mô nhỏ hơn: Campuchia, Lào, Nepal, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thượng Hải, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam... Tuy nhiên, theo quan điểm của Sáu Sắc, một số quốc gia châu Á đang lúng túng trong việc tổ chức cũng như tạo ra “tinh thần” của Pride. Môi trường pháp luật, chính trị và văn hóa đặc thù cũng đòi hỏi phải tiếp thu và chỉnh sửa Pride lại cho phù hợp với từng quốc gia.
Nhanh nhạy nhất trong việc tiếp thu và chỉnh sửa này là Singapore. Tại Singapore không có Pride, nhưng sự kiện “Pink Dot” (Chấm Hồng) mà cộng đồng GLBT tổ chức là sự kiện quan trọng hàng đầu dành cho cộng đồng GLBT và những người ủng hộ mong đợi hàng năm. Pink Dot hội tụ tất cả các yếu tố của mô hình Pride phương Tây: đông người, vui vẻ, nói về tình yêu, tự do, tự hào, thu hút du lịch, vận động cho việc thay đổi chính sách (Singapore vẫn còn tội phạm hóa hành vi tình dục đồng giới), thậm chí còn có biểu tượng riêng, và mang được “tinh thần Pride.” Pink Dot đã tổ chức được 5 năm, với số người tăng đều qua từng năm, đạt 21.000 người vào năm 2013.
Tại Malaysia cũng hướng tới việc tổ chức Seksualiti Merdeka (Lễ hội Quyền Tính dục) hay tại Việt Nam là Flashmob Yêu là Yêu hay Diveristy Festival (Sự kiện Tôn vinh Sự Đa dạng) là những tìm tòi cho một mô hình Pride phù hợp với quốc gia mình.
Kết
Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ luôn xuất hiện những biến cố và sự kiện mang tính cách mạng và làm thay đổi nhận thức của xã hội. Pride là một trong những di sản của cộng đồng GLBT, mặc dù Pride cũng đánh đổi rất nhiều bằng sự mất mát, thậm chí gây chia rẽ trong cộng đồng GLBT với nhau. Nhưng tựu chung lại, Pride vô giá ở tinh thần tự hào mà nó mang lại cho từng người, để họ cảm thấy mạnh mẽ, yêu mến bản thân và đáng sống hơn từng ngày.
(Hết)
Phần 1 | Phần 2
Chân thành cảm ơn 6sac vì bài viết hay và sâu sắc như vậy.
ReplyDelete