Đồng tính vs. Dị tính


Một mô-tuýp hay được kể lại rằng là có những người đàn ông “đang có bạn gái/vợ con đàng hoàng” hay “trước giờ đàn ông 100%” bỗng một ngày dấn thân vào mối quan hệ đồng tính. Thực tế, cần xem xét đó là sự thay đổi về cảm xúc hay hành vi, vì có thể:
  • Họ là người dị tính, (*) có trải nghiệm đồng tính và thích nó.
  • Họ là người đồng tính, có trải nghiệm đồng tính và quyết định không kìm nén, giả tạo nữa.
  • Họ là người song tính, có trải nghiệm đồng tính và khám phá ra một khía cạnh ẩn của con người mình.
* Dị tính: Bị hấp dẫn bởi người khác giới. Đồng tính: Bị hấp dẫn bởi người cùng giới. Song tính: Bị hấp dẫn bởi cả hai giới.

Thế nhưng, xã hội thì chỉ có xu hướng chăm chăm nghĩ tới khả năng đầu tiên, vì họ nghĩ người đồng tính thì không thể lấy vợ có con được, và vì nghĩ rằng đồng tính là do tập nhiễm, đua đòi a dua. Sự vô lý và bất bình đẳng thể hiện ở chỗ xã hội thường nhìn nhận:
  1. - Người dị tính “sống như” dị tính: TỐT
  2. - Người dị tính “sống như” đồng tính: KHÔNG TỐT
  3. - Người đồng tính “sống như” đồng tính: KHÔNG TỐT
  4. - Người đồng tính “sống như” dị tính: TỐT

Cách nhìn xuất phát từ định kiến

Một người đàn ông dị tính có vợ, bỗng nhiên thích quan hệ tình dục với người cùng giới.

LIỆU CÓ KHÁC

Một người đàn ông dị tính có vợ, bỗng nhiên thích quan hệ tình dục với người phụ nữ khác?

Khi mà cả hai cùng là vấn đề sự cam kết, ràng buộc và chung thủy trong hôn nhân. Nhưng xã hội thường chăm chăm nhìn vào yếu tố “người tình cùng giới” hơn. Vậy việc đánh giá (nếu có) thật ra là vấn đề người đàn ông này quan hệ với người khác ngoài hôn nhân, chứ không phải là với người cùng giới hay khác giới.

Điều này tương tự câu chuyện một bạn nữ phát biểu rằng cô cảm thấy “ghê ghê” khi các bạn đồng tính nữ chạm vào cơ thể mình. Khi được hỏi rằng “nếu người yêu của em chạm vào em, em có thấy ghê không?” thì bạn trả “không, thích nữa chứ.” Và khi hỏi “nếu một bạn nam không phải là người yêu em chạm vào người em thì em có thấy sao?” Bạn nữ đã trời “cũng thấy ghê ghê.”

Vậy cảm giác “ghê” của bạn nữ này với người đồng tính thực ra là cảm giác chung cho bất kì người nào ngoài người yêu của bạn ấy, chứ không phải vì đó là người đồng tính.

Đó là biểu hiện của việc xem tất cả những gì liên quan đến đồng tính là thấp kém hơn so với dị tính. Nó khiến việc nhìn nhận một số vấn đề của chúng ta bị mất đi khả năng đánh giá vào bản chất khách quan của sự việc.


Sự định chuẩn hóa dị tính

Cách sống duy nhất được chấp nhận là của người dị tính, thuật ngữ để chỉ hiện tượng này là “heteronormativity”, (định chuẩn hóa dị tính) tức là một tư tưởng xem dị tính là chuẩn mực duy nhất của cuộc sống. Đáng nói hơn, tư tưởng này có ở cả người dị tính lẫn đồng tính.

Nhiều người đồng tính vẫn xem xu hướng tính dục của mình là một điều tệ hại, vẫn xem mình thấp kém hơn so với người dị tính. Khi tình yêu họ tan vỡ, họ đổ lỗi cho xu hướng của mình. Khi họ thấy cuộc sống khó khăn, họ nghĩ rằng cuộc đời đã định trước như vậy vì họ là người đồng tính.

Tại sao và tại sao? 
  • Người ta hay hỏi “tại sao anh ta/cô ta thích người cùng giới?” mà không bao giờ hỏi “tại sao mình lại thích người khác giới?
  • Người ta hay thắc mắc “làm sao để biết một người là đồng tính” mà không nghĩ rằng chỉ cần trả lời tương tự “làm sao để biết mình là người dị tính” là sẽ hiểu được ngay.
  • Người ta hay kết luận “nam mà quan hệ tình dục đồng giới thì trở thành gay” mà không lý giải được tại sao nhiều người đồng tính quan hệ tình dục khác giới mãi mà vẫn là người đồng tính?
  • Người ta hay nghĩ rằng người đồng tính nuôi con thì thế nào đứa bé cũng sẽ "tập nhiễm" đồng tính, mà quên mất cha mẹ của những người đồng tính đó tại sao không "tập nhiễm" nổi dị tính sang cho con mình?
  • Người ta hay phán xét “nhiều người đồng tính chỉ quan tâm tới tình dục” mà không nghĩ rằng “nhiều người dị tính cũng chỉ quan tâm tới tình dục.
  • Người ta hay xem việc cặp khác giới tan vỡ là điều bình thường, không trách khỏi; nhưng khi thấy cặp cùng giới tan vỡ là vội vàng đánh giá ngay “Người đồng tính mà! Làm gì có khả năng xây dựng mối quan hệ lâu dài.
  • Người ta hay cảm thương “người đồng tính rất bất hạnh” mà không bao giờ nghĩ ra sự bất hạnh đó đến tự việc xã hội, bắt đầu từ chính họ vẫn còn kỳ thị và định kiến để góp phần tô đen cuộc đời người đồng tính.
  • Người ta hay lên án, kinh tởm những kẻ đồng tính phạm tội; mà không nghĩ rằng những người đó phạm tội vì họ tham lam, xem thường pháp luật, chứ không phải vì họ là người đồng tính nên họ cần phải phạm tội!
  • Người ta hay xem đồng tính là tình tiết “tăng nặng” khi người đồng tính là thủ phạm; nhưng lại xem đồng tính là tình tiết “giảm nhẹ” khi người đồng tính là nạn nhân của kẻ thủ ác dị tính. Họ xem đó như là hậu quả tất yếu của một “lối sống” sai lầm của nạn nhân.
  • Người ta làm ngơ, chặc lưỡi thậm chí tỏ vẻ hiểu đời khi thấy hai người khác giới đến với nhau vì tiền bạc, lợi dụng nhau; nhưng lại phản đối, ghê tởm khi thấy hai người cùng giới đến với nhau vì tình yêu chân thành, tự nguyện.
Điều gì đang xảy ra với con người vậy?

Comments

  1. Người viết bài này hắn là một người rất sâu sắc.
    Bạn viết hay lắm! Cách nhìn nhận rất sâu và trực diện!
    Nhưng nếu nước mình có nhiều người nghĩ được như vậy thì giờ chắc cũng kịp Singapore rồi ;))

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cảm ơn bạn : )
      P.S: Ở Singapore việc hai người cùng giới nam quan hệ tình dục với nhau là phạm pháp và có thể bị phạt tới 2 năm tù đó bạn. : )

      Delete
    2. HÃY TRẢ LẠI QUYỀN TỰ DO KẾT HÔN CỦA CÁC CẶP ĐỒNG TÍNH LES, GAY!
      Ngày này điều này hoàn toàn không có gì cấm kỵ nữa, họ muốn vậy, họ sinh ra với bản chất như vậy, và họ cũng là con người, họ có quyền tự do cá nhân, tại sao lại cấm họ? Càng ...cấm đoán họ càng giấu kín bản chất thật của mình. Vậy thì hãy cho họ cái quyền tự do kết hôn.
      Theo thuyết tiến hóa của Darwin, những gì không xứng đáng có mặt trên trái đất này sẽ bị tuyệt chủng. Bởi vì quan niệm cấm đoán và kiêng kị ngày xưa đến nay mà những những người đồng tính vẫn sinh con đẻ cái và ngày một nhiều hơn. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đồng tính phần lớn là do di truyền. Nếu họ muốn kết hôn với nhau, tận hưởng cuộc sống của riêng họ, không cần biết đến con cái và gia đình sau này thì hãy cho họ cái quyền đó. Quyền được tuyệt chủng. Bởi đơn giản họ không xứng đáng có mặt trên trái đất này.See More

      Delete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  3. Rảnh quá trả lời cho vui:

    Nhận xét tổng quan là lập luận bài viết của bạn chưa đủ khách quan và khái quát.

    Ví dụ nhỏ về logic ngay từ đầu bài viết:

    Cách nhìn xuất phát từ định kiến: Trường hợp bạn đưa ra thiếu thuyết phục, ở chỗ logic cơ bản: bạn nữ kia cảm thấy ghê ghê khi đối tượng đồng tính nữ khác hoặc các bạn nam khác người yêu chạm vào bạn ấy - điều đó có nghĩa là phát biểu "thấy ghê khi các bạn nữ đồng tính khác chạm vào" là hoàn toàn đúng và logic chứ không là "biểu hiện của việc xem tất cả những gì liên quan đến đồng tính là thấp kém hơn so với dị tính". Ở đây, ngược lại bạn tự đặt cho mình định kiến rằng bất cứ ai thấy "ghê ghê" khi bị người đồng tính chạm vào là kì thị đồng tính (cho dù họ cũng ghê ghê với đối tượng dị tính chạm vào và hoàn toàn thừa nhận điều đó)

    Ủng hộ bài viết của bạn, và hy vọng bạn viết tiếp với sự chặt chẽ thuyết phục hơn về logic cũng như ở vị thế khách quan hơn.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hi bạn, mình trả lời thẳng và cụ thể luôn.

      "Thấy ghê khi các bạn nữ đồng tính khác chạm vào" là đúng, nhưng chưa đủ.

      Nói hình ảnh lại một chút. Bạn không thể nói "tôi không thích ở chung với những đứa da đen" vs. "tôi không thích ở chung với những đưa da đen hay trộm vặt" vs. "tôi không thích ở chung với những đứa hay trộm vặt."

      Vấn đề là họ đang định kiến rằng rằng "da đen" là "hay trộm vặt." Tương tự bạn nữ kia đang nghĩ rằng "đồng tính nữ ghê ghê" và bạn ấy nghĩ bất kì người đồng tính nào cũng ghê, chứ không nghĩ rằng ai mà lạm dụng bạn ấy thì cũng ghê cả.

      Delete
    2. Cho nên biểu hiện của sự "cho đồng tính là thấp kém hơn" là ở chỗ áp cho đồng tính với sự "ghê." Họ có quyền "ghê" khi bị người-đồng-tính "chạm-vào", đó không phải là kì thị. Nhưng họ sẽ là kì thị khi thấy cái ghê ở đây là "người đồng tính" chứ không phải cái "chạm vào."

      Bạn tưởng tượng nhé, và đây cũng là chuyện thực tế mình từng nghe, nhiều người khi bị người đồng tính quấy rối, họ chỉ kể lại là "mấy đứa đồng tính ghê lắm!" chứ chẳng ai nói là "mấy đứa quấy rối ghê lắm!"

      Thân.
      P.S: Bài viết này nằm trong mục "Bình luận" nên nó mang rất nhiều quan điểm cá nhân. Bạn sẽ để ý những bài vế kiến thức hoặc vận động sẽ khách quan hơn.

      Delete
  4. Toi dong y khi ban noi "dong tinh ghe lam" la ki thi, nhung trong truong hop cu the cua bai viet cau noi do khong la ki thi. Va khi noi thay ghe ghe luc cac ban dong tinh nu cham vao do la cau noi huong toi doi tuong cu the cua cuoc noi chuyen. No khac vi du giai thich cua ban, vi "nguoi hay trom vat" co bao gom "da den" trong do, con cac ban nam khac khong bao gom dong tinh nu trong do. Ban than cac ban nam khac va cac ban dong tinh nu la hai nhom doi tuong khac nhau ma tuy vao noi dung cau chuyen co the nhac toi mot trong hai hoac ca hai.

    Va diem toi nhac toi trong bai tra loi la mot vi du ve su thieu thuyet phuc, logic cua bai viet tren quan diem doc cua toi. Toi rat ung ho y tuong bai viet muon noi toi, nhung cung hy vong nhung bai viet dua ra ly le cung nhu nhung dan chung xac dang hon de nguoi doc - khong chi dong tinh - co the de dang chap nhan va tiep thu hon. Ngoai ra viec khach quan trong nhung bai viet nhu vay theo toi la rat quan trong de tranh gay ra quan diem qua ta hoac qua huu. (mac du bai viet trong muc binh luan nhung toi thay day la mot trong nhung bai viet "chu y" mang tinh chinh luan hon va duoc chia se tren nhieu trang mang khac nhau).

    Thanh that xin loi vi hien tai toi khong the viet co dau, toi se edit lai comment co dau sau.

    Rain

    ReplyDelete
    Replies
    1. Edit lại và thêm dấu:

      Tôi đồng ý khi bạn nói "đồng tính ghê lắm" là kì thị, nhưng với câu nói trong trường hợp cụ thể của bài viết nhắc tới thì không là kì thị. Khi nói ghê ghê lúc các bạn đồng tính nữ chạm vào, đó là câu trả lời hướng tới đối tượng cụ thể của cuộc nói chuyện. Câu nói đó cũng khác với ví dụ giải thích của bạn, vì "người hay trộm vặt" có bao hàm thành phần người "da đen" ở trong đó (cũng như có bao hàm cả người da trắng, người da vàng, người da nâu...), còn nhóm các bạn nam khác thì không bao hàm các bạn nữ đồng tính trong ấy. "Các bạn nam khác" và "các bạn nữ đồng tính" là hai nhóm đối tượng khác nhau mà tùy vào câu chuyện có thể nhắc tới một trong hai hoặc cả hai.

      Và điểm tôi nhắc tới trong bài trả lời là một ví dụ về sự thiếu thuyết phục, thiếu logic của bài viết, dựa trên quan điểm người đọc (tôi). Tôi rất ủng hộ ý tưởng của bài viết muốn nói tới, nhưng cũng hy vọng bài viết đưa ra lý lẽ hoặc dẫn chứng thuyết phục xác đáng hơn để người đọc - không chỉ riêng đồng tính - có thể dễ dàng chấp nhận và tiếp thu. Ngòai ra, việc khách quan trong một bài viết như vậy rất quan trọng để tránh gây quan điểm quá tả hoặc quá hữu, tạo định kiến cho người đọc (mặc dù bài viết này trong mục bình luận, nhưng tôi thấy đây là bài viết mang tính chính luận và được chia sẻ trên nhiều trang web cộng đồng, có thể tạo định hướng cho nhiều bạn đọc trẻ về mâu thuẫn giữa đồng tính >< dị tính ở mức độ lớn hơn thực tế vốn có).

      Delete
    2. Thanks. I am well noted.

      Delete
  5. Vũ Duy Quang5/20/12, 10:24 PM

    Bài viết đã giúp tôi biết thêm được nhiều kiến thức về giới tính, và giúp tôi nhận ra nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Tôi đang xem một bộ phim truyền hình Mỹ (Glee) mà truyền tải thông điệp rất ý nghĩa về sự khác biệt nói chung, trong đó có vần đề đồng tính. Và mặc dù bài viết của bạn có chút "personal" trong đó nhưng phải công nhận bạn có một suy nghĩ rất hiện đại và tôi chỉ có thể nói bạn đã thành công trong việc truyền đạt thông điệp của mình tới bản thân tôi. Tôi ủng hộ bài viết của bạn và nghĩ rằng, người Việt mình cần đọc, hiểu và phổ biến để cùng thực hiện những việc nên làm, giúp những người đồng tính có một cuộc sống đúng nghĩa, tươi đẹp như tất cả mọi người, để xây dựng một thế giới văn minh hiện đại!

    ReplyDelete
  6. với tôi,tôi nghĩ dị tính ,đồng tính,song tính chẳng quan trọng gì khi người đối diện,bên cạnh,hay sau lưng quan tâm đến nó,tôi quan tâm tới bạn đã ,đang ,sẽ cư sử như thế nào trong cuộc sống khi bạn là dị tính(normal),đồng tính,song tính,chỉ vậy thôi!

    ReplyDelete

Post a Comment

Ai cũng có thể comment, dùng tài khoản Wordpress, Typepad, AIM... hay thậm chí chỉ cần để lại Name/URL của bạn. Nếu không thì comment ẩn danh (Anonymous) cũng được chào đón! ツ

Để nhận được thư báo khi có comment phản hồi, hãy nhấn Subscribe by email ở dưới khung comment. Để dừng việc hồi báo này, nhấn Unsubscribe ở cùng vị trí.