Ryan James Yezak, một Youtuber nổi tiếng với những video clip ca nhạc "parody" (nhại) lại các MV nổi tiếng, vừa giới thiệu một video clip hoàn toàn khác biệt với những video clip trước đó: "Gay Rights Movement" (Phong trào Quyền Đồng tính)
Đây vừa là một phim tổng hợp tài liệu, vừa là một chiến dịch gây quỹ mang tên "Second Class Citizens" ("Những Công dân Hạng hai"). "Công dân hạng hai" được định nghĩa là con người mà những quyền và cơ hội của họ được xem là kém quan trọng hơn những người khác trong cùng một xã hội.
Có rất nhiều lĩnh vực mà những người đồng tính, song tính và chuyển giới không có được quyền và cơ hội như những người khác, trong đó có một quyền cơ bản là quyền được yêu người mà mình yêu thương, quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều này cần phải thay đổi. Không có ai là công dân hạng hai cả. Nhưng những gì đang diên ra lại nói điều ngược lại. Những điều này cần phải thay đổi.
— Chứa đựng trong gần 7 phút, phóng sự tài liệu ngắn này đã hết sức bao quát khi đi từ những giai đoạn mà các nhà khoa học bắt đầu tìm hiểu về nguyên nhân đồng tính, tới khi phong trào quyền đồng tính bắt đầu lan rộng ra tại Mỹ. Hầu hết những khoảnh khắc lịch sử trọng đại của phong trào quyền người đồng tính đều được xuất hiện trong đoạn phim. Xen lẫn từ đầu tới cuối là ý kiến phản đối của những người phản đối đồng tính, đều này càng làm tăng tính chân thật của phóng sự. Những khía cạnh được đề cập tới cũng rất bao quát: trường học, giáo dục, y tế, quân đội, hôn nhân, vân vân.
Để tiện theo dõi và tìm hiểu thêm, xin được điểm lại những mốc sự kiện chính xuất hiện trong bộ phim: (theo thứ tự của đoạn phim)
Đây vừa là một phim tổng hợp tài liệu, vừa là một chiến dịch gây quỹ mang tên "Second Class Citizens" ("Những Công dân Hạng hai"). "Công dân hạng hai" được định nghĩa là con người mà những quyền và cơ hội của họ được xem là kém quan trọng hơn những người khác trong cùng một xã hội.
Có rất nhiều lĩnh vực mà những người đồng tính, song tính và chuyển giới không có được quyền và cơ hội như những người khác, trong đó có một quyền cơ bản là quyền được yêu người mà mình yêu thương, quyền mưu cầu hạnh phúc. Điều này cần phải thay đổi. Không có ai là công dân hạng hai cả. Nhưng những gì đang diên ra lại nói điều ngược lại. Những điều này cần phải thay đổi.
(Nhấn nút CC để xem phụ đề tiếng Việt)
— Chứa đựng trong gần 7 phút, phóng sự tài liệu ngắn này đã hết sức bao quát khi đi từ những giai đoạn mà các nhà khoa học bắt đầu tìm hiểu về nguyên nhân đồng tính, tới khi phong trào quyền đồng tính bắt đầu lan rộng ra tại Mỹ. Hầu hết những khoảnh khắc lịch sử trọng đại của phong trào quyền người đồng tính đều được xuất hiện trong đoạn phim. Xen lẫn từ đầu tới cuối là ý kiến phản đối của những người phản đối đồng tính, đều này càng làm tăng tính chân thật của phóng sự. Những khía cạnh được đề cập tới cũng rất bao quát: trường học, giáo dục, y tế, quân đội, hôn nhân, vân vân.
Để tiện theo dõi và tìm hiểu thêm, xin được điểm lại những mốc sự kiện chính xuất hiện trong bộ phim: (theo thứ tự của đoạn phim)
- Năm 1967, đài CBS giới thiệu phóng sự khoa học "Người Đồng Tính," xem đồng tính thật sự là một vấn nạn xã hội nghiêm trọng.
- Một phóng sự khác mang tên "Thanh niên Hãy cẩn thận: Cảnh giác về Đồng tính," cảnh báo về lối sống đồng tính đang lôi kéo, dụ dỗ nhiều thanh niên trẻ. Lời khuyên là nên tránh xa những người đồng tính, tự bảo vệ mình trước khi quá muộn.
- Cuối thập niên 60, các nhà tâm thần học thử nghiệm phương pháp "điều trị" đồng tính bằng cách cho họ xem lần lượt hình ảnh gợi cảm nam giới và nữ giới, và cho sốc điện mạnh mỗi khi họ thấy hình ảnh nam giới. Họ tin điều này sẽ làm mất đi ham muốn tình dục đồng giới như một phản xạ có điều kiện, vì rõ ràng đồng tính là một hành vi tập nhiễm và không lành mạnh. Các trường học cũng răn đe học sinh không được dính vào đồng tính.
- Năm 1998, sinh viên Matthew Shepard trở thành một trong những nạn nhân được biết tới rộng rãi đầu tiên của nạn hành hung đồng tính. Cái chết của cậu làm dấy lên mối quan tâm về "tội thù ghét" ở luật pháp quốc tế lẫn quốc gia lúc đó. Cha mẹ của Matthew đã trở thành nhà vận động quyền đồng tính và lập ra Quỹ mang tên cậu hoạt động chống lại nạn thù ghét và bảo vệ quyền LGBT.
- Harvey Milk là chính trị gia đầu tiên công khai đồng tính tại Mỹ. Năm 1977, ông giành một ghế trong Hội đồng Thanh tra Thành phố San Francisco. Trong 11 tháng làm việc tại đây, ông đã cho thông qua một sắc lệnh chặt chẽ về quyền đồng tính. Vào ngày 27/11/1978, Milk và thị trưởng George Moscone lúc đó đã bị ám sát.
- Dân biểu Steve Simon (DFL Hopkins/St. Louis Park) nói rằng hiến pháp Minnesota dựa quá nhiều vào tôn giáo. Ông nói nếu xu hướng tính dục là tự nhiên như khoa học đã nói, thì Chúa cũng tạo ra người đồng tính. Và chừng nào thì mọi người mới chấp nhận người đồng tính như một điều tự nhiên.
- Năm 1997, Ellen DeGenere, MC truyền hình là một trong những người nổi tiếng đầu tiên công khai đồng tính. Một quân nhân đã tự quay phim lại khoảnh khắc gọi điện cho bố mình và công khai, không ngờ lại nhận được sự ủng hộ. Bộ phim truyền hình Mỹ Glee với nhân vật đồng tính đã làm thay đổi nhận thức rất nhiều người Mỹ về vấn đề này.
- Will Phillips, học sinh tiểu học, đã không chịu đọc Lời Tuyên Thệ trước quốc kì khi nào chưa có tự do và công bằng cho những người đồng tính, song tính, chuyển giới.
- Thập niên 80 khi đại dịch AIDS lan rộng, người ta tin rằng HIV có nguyên nhân từ những người đồng tính. Do vậy đã cấm những người nam có quan hệ tình dục với nam được quyền hiến máu. Hiện nay, vẫn còn hàng chục quốc gia duy trì lệnh cấm này. Anh là nước mới nhất bãi bỏ lệnh cấm này vào năm 2011.
- Nhiều nhóm, tổ chức danh nhân gia đình và tôn giáo lên tiếng xem đồng tính là hủy hoại giá trị truyền thống của gia đình và tôn giáo.
- Nghị sĩ Barney Frank phát biểu về dự luật Chống kì thị trong việc làm, yêu cầu ngừng phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục của con người.
- Asher Brown, một học sinh lớp 8, bị bạn bè bạo hành liên tục vì mình là người đồng tính. Một hôm, cậu bị trượt chân cầu thang, sau đó bị bạn bè đá xuống khi đang cố nhặt sách. Sáng hôm nay, cậu công khai với bố mẹ về xu hướng tính dục của mình. Vào cùng ngày, cậu tự tử bằng cách bắn súng vào đầu.
- Billy Lucas, 15 tuổi, treo cổ tự tử, sau những tháng ngày đằng đẵng bị bạo hành trong trường học và phản kháng một cách vô vọng.
- Jamey Rodemeyer, 14 tuổi, tự tử, sau khi lên mạng kể lại câu chuyện bị bạo hành của mình trong trường học. Lady Gaga đã tưởng niệm cậu trong một tour diễn và gặp Tổng thống Obama để phản đối về nạn bạo hành.
- Charlize Theron, diễn viên, nói rằng thật kì cục khi một số người bị đánh giá chỉ vì mình yêu ai, và tình yêu đúng đắn là phải như thế nào. Cô sẽ không kết hôn cho tới khi nào vẫn còn có người bị cấm kết hôn một cách phi lý.
- Thống đốc bang Washington, Chris Gregoire, lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới. Bà cho rằng việc thay thế hôn nhân bằng các chế định khác, "chung sống có đăng kí", cũng là một sự kì thị từ xa xưa với tên gọi "tách biệt nhưng bình đẳng" và sẽ chẳng bao giờ có công bằng thực sự khi còn bất cứ sự phân biệt nào.
- Hoa hậu California 2009, Carrie Prejean, trong vòng trả lời ứng xử của Hoa hậu Mỹ khi được hỏi rằng có nên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới không, đã trả lời rằng cô nghĩ hôn nhân chỉ nên của nam và nữ, vì niềm tin tôn giáo đã dạy cô như vậy. Carrie trở thành Á hậu, và sau đó cũng bị tước ngôi vì lộ ảnh nóng.
- Tuyên bố số 8 (gọi tắt của tuyên bố số 8 trong Hiến pháp California) là vấn đề gây rất nhiều tranh cãi tại California. Tuyên bố này định nghĩa "hôn nhân là giữa một nam và một nữ." Năm 2000, biểu quyết "Đồng ý" chiếm đa số, đồng nghĩa hôn nhân đồng giới bị cấm. Năm 2008, 4 thẩm phán của Tòa tối cao tại San Francisco phán quyết Tuyên bố số 8 là vi hiến, đồng nghĩa hôn nhân đồng giới lại được chấp thuận. Cuối năm đó, người dân California lại bỏ phiếu "Đồng ý" với Tuyên bố số 8, làm tình trạng bị đảo ngược lại lần nữa. Điều phức tạp ở Tuyên bố số 8 là tại California, số lượng ủng hộ và phản đối rất ngang bằng nhau khiến cho bất kì quyết định nào vấp phải khó khăn.
- Sarah Silverman, diễn viên hài, nói rằng cô cảm thấy việc kết hôn hiện tại thật là tệ hại, cũng giống như một quán club phân biệt không cho người da đen hay Do thái vào chơi. Cô sẽ không kết hôn khi nào người đồng tính được kết hôn.
- "Không hỏi, Đừng nói" là chính sách của Quân đội Mỹ từ năm 1993, quy định không được kì thị những người đồng tính, song tính "kín" (không công khai xu hướng tính dục) nhưng đồng thời không chấp nhận việc một quân nhân tại ngũ công khai xu hướng tính dục của mình. Năm 2009, Dan Choi, Chỉ huy Trung đội Bộ binh New York, đã lên truyền hình và công khai một cách chủ ý để bị đuổi khỏi quân đội như một cách phản đối "Không hỏi, Đừng nói."
- Quyền nhận con nuôi của người đồng tính cũng là một trong những vấn đề được tranh luận nhiều nhất. Một số nơi cấm, một số cho phép, một số lại chỉ cho người đồng tính độc thân nhận con nuôi vì lo sợ cặp đồng tính nuôi con sẽ ảnh hưởng đến giá trị truyền thống của gia đình và đứa trẻ.
- Larry King, 15 tuổi, sau khi tỏ tình với một bạn trai học cùng lớp, đã bị bạn của mình bắn chết. Ellen DeGeneres trong show truyền hình của mình đã bày tỏ sự thương tiếc cũng như phẫn nộ của mình trước thực trạng đáng buồn rằng vẫn còn nhiều người căm ghét đồng tính một cách mù quáng.
- Luật sư Lisa Bloom nhận xét về chế định "Phòng vệ Đồng tính Chính đáng" (Gay Panic Defense) của pháp luật, quy định rằng trong trường hợp một người bị hoảng loạn bởi một người đồng tính, thì hành vi xâm hại tới tính mạng của người đồng tính kia có thể được xem là phòng vệ chính đáng. Luật sư xem điều này là sự hổ thẹn của nền pháp luật.
- Ngày 22/11/2011, Tổng thống Obama tuyên bố bãi bỏ chính sách "Không hỏi, Đừng nói." Đây được xem là cột mốc lịch sử đối với toàn thể phong trào quyền đồng tính nói chung.
- Zach Wahls, 19 tuổi, con nuôi của một cặp đồng tính nữ, đã ra Tòa Dân Biểu để lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới, với câu chuyện về gia đình của mình. Cậu không cho đó là một "gia đình đặc biệt" và hai người mẹ của cậu hoàn toàn không tác động xấu tới tính cách của mình. Một tờ báo đã chạy tít: "Hai lesbian đã nuôi một đứa con và đây là những gì họ có được: Còn lý do gì để phản đối nữa hay không?"
- John Kriesel là một số ít nghị sĩ Cộng hòa phản đối luật cấm kết hôn đồng giới. Ông biết ý kiến của mình là đi ngược lại hầu hết các nghị sĩ Cộng hòa, nhưng ông cảm thấy việc "một người có thể yêu người mình yêu, nhưng không được quyền kết hôn là một điều thật phi lý."
- Dustin Lance Black, biên kịch, đạo diễn của phim Milk, trong bài phát biểu nhận giải Oscar đã nói rằng mọi người đều có phẩm giá như nhau, và người đồng tính cũng là những tạo vật đẹp đẽ của tự nhiên.
- Leonard Matlovich, một trong những cánh chim đầu tiên của phong trào quyền LGBT, vài tuần trước khi ra đi, đã có bài phát biểu cuối cùng kêu gọi mọi người hãy dặn dò nhau cùng yêu thương, đừng thù ghét.
- Chiến dịch "It Gets Better" từ năm 2010 lan rộng toàn cầu, với thông điệp "Mọi việc sẽ tốt hơn lên" trong từng video clip do chính người dân từ khắp nơi đăng lên mạng, thể hiện sự ủng hộ với người đồng tính.
- Lady Gaga, ngôi sao ca nhạc luôn tận tụy sát cánh cùng những người đồng tính với những bài hát, phát ngôn của mình, đã có bài phát biểu gửi tới Tổng thống Obama vào năm 2009 trong cuộc tuần hành hàng năm. Chưa từng có ngôi sao nào nói, và hành động, ủng hộ người đồng tính nhiều và mạnh mẽ như Gaga.
- Bang New York, là bang mới nhất thông qua luật hôn nhân bình đẳng, quy định những cặp đồng giới hay khác giới đều có quyền kết hôn như nhau. New York trở thành bang lớn nhất, đông dân nhất tại Mỹ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.
- Cuối phim là hàng loạt hình ảnh những sự kiện, nhân vật liên quan đến phong trào quyền đồng tính. Điểm nhấn cuối cùng là bài phát biểu gần đây nhất của Ngoại trưởng Hoa Kì Hillary Clinton tại Liên Hiệp Quốc về việc đẩy mạnh ủng hộ quyền của người đồng tính, với thông điệp kết: "Hãy đứng về lẽ phải của lịch sử."
Nếu tôi nói video này làm tôi suýt khóc thì tác giả bài viết này có tin k nhỉ? Thực sự vẫn còn nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước nhưng tôi tin mọi việc sẽ tốt hơn.
ReplyDeleteMình tin vì mình cũng vậy : )
ReplyDelete